Bí quyết chọn mua trang sức đá quý chất lượng

Nên xem xét việc khả năng kết hợp trang sức với trang phục, hoặc khả năng phù hợp với mục đích sử dụng

Sức quyến rũ của trang sức đá quý thể hiện ở màu sắc và khả năng phản chiếu ánh sáng. Một số người chọn đá quý vì sở thích, một số người tìm đến yếu tố tâm linh (phù hợp với vận mạng, tuổi tác), số khác lại chọn đá quý vì mục đích định vị giá trị bản thân và thể hiện mức độ giàu có của mình.

Trước khi quyết định sắm cho mình một món trang sức đá quý, bạn nên tìm hiểu một số kiến thức về loại vật liệu đặc biệt này.


Câu chuyện lịch sử

Các món đồ làm từ đá quý có lịch sử hàng ngàn năm và xoay quanh những câu chuyện thú vị. Ví dụ như “Breastplate of Aaron” ghi lại việc sử dụng đá quý như một thánh vật chứa đựng các yếu tố tâm linh kỳ bí trong Kitô giáo cổ xưa, Ai Cập, La Mã, Hy Lạp và các nền văn minh khác. Trong thời hiện đại, người ta thường gán những ý nghĩa liên quan đến chiêm tinh học cho đá quý, chẳng hạn như đồ trang sức birthstone xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 15 ở Ba Lan. Trong năm 1900, mối liên hệ giữa các loại đá quý với đặc trưng của tháng sinh được chính thức hóa tại Hoa Kỳ. Mặc dù bị chỉ trích bởi những người theo chủ nghĩa duy vật và đam mê đá quý thuần túy, nhân loại vẫn đón nhận những ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong loại trang sức này.

Thời xa xưa, đá quý được xem như một thánh vật chứa đựng các yếu tố tâm linh kỳ bí

Khi bạn tìm kiếm trang sức đá quý, những vấn đề về văn hóa dân gian, những câu chuyện thần thoại gắn liền với mỗi viên đá có thể mang đến cho bạn niềm vui nho nhỏ, dù bạn có tin hay không.

Đá quý và đá bán quý

Sự phân biệt giữa đá quý và đá bán quý xuất phát từ những người Hy Lạp cổ đại. Sự phân hóa truyền thống cụ thể là: kim cương, ruby, sapphire và ngọc lục bảo được xem là đá quý, các loại đá còn lại là đá bán quý. Tuy nhiên, khái niệm này đã thay đổi ít nhiều do các chuẩn mực mới về chất lượng, tính khả dụng, kích thước và chi phí của đá quý trong bối cảnh thương mại hóa thời đại ngày nay.

Có vẻ đẹp tương tự đá quý thật, đá quý nhân tạo và đá quý mô phỏng ngày càng phổ biến trong các món đồ trang sức.

Đá quý nhân tạo được hình thành trong phòng thí nghiệm, thường có thành phần tương tự với đá quý tự nhiên nhưng không có yếu tố địa chất và lịch sử.

Đá quý mô phỏng là sản phẩm thay thế trông khá giống với đá quý thật. Vì chỉ mang tính mô phỏng nên chúng không có cùng cấu tạo khoáng chất so với đá thật. Chi phí sản xuất loại đá này thấp hơn và tất nhiên, độ sáng, độ lấp lánh, độ cứng cũng như tuổi thọ của chúng không thể bằng đá quý thật.

Không ít người tin rằng đá quý có tác dụng chữa bệnh. Chúng được xem như một hình thức điều trị và mang năng lượng y học dựa vào các thuộc tính độc đáo vốn có trong mỗi loại đá khác nhau, giúp tập trung năng lượng tự chữa bệnh của cơ thể:

Thạch anh tím (Amethyst): Nổi tiếng với chất lượng về mặt tinh thần, được sử dụng để chữa bệnh về thiền định. Nếu ngủ với một viên thạch anh tím đặt dưới gối, nó có thể thúc đẩy những giấc mơ và truyền cảm hứng về ý niệm.

Kim cương: Kim cương là một loại đá quý vô cùng mạnh mẽ. Nó có thể phát huy sức mạnh về cảm xúc và tình yêu.

Ngọc lục bảo (Emerald): Được cho là có khả năng xoa dịu, cải thiện trí thông minh và trí nhớ. Ngoài ra, ngọc lục bảo còn sở hữu những đặc tính tốt khác như giảm chứng mất ngủ, ổn định cảm xúc, hỗ trợ giải phóng cảm xúc sau những chấn thương.

Đá quý được xem như một hình thức điều trị và mang năng lượng y học dựa vào các thuộc tính độc đáo vốn có trong mỗi loại đá khác nhau

Hồng ngọc (Ruby): Làm tăng năng lượng và sự sáng tạo. Ngoài ra, hồng ngọc ​còn có thể giảm bớt lo lắng, nâng cao tinh thần, sự tự tin, trí tuệ tâm linh, và sự can đảm.

Sapphire: Có tác dụng làm dịu tình trạng căng thẳng. Sapphire cũng được xem là hiện thân của tình bạn và tình yêu. Sapphire thu hút những tác động tích cực và mang lại cho người mang nó đức tin, trí tưởng tượng và sự an tâm.

1. Thẩm định chất lượng

Việc xác định chất lượng của một viên đá quý cũng tương tự như cách kiểm tra kim cương với nguyên tắc 4C:

Màu sắc: Tránh các loại đá có màu sắc quá tối hoặc màu không rõ ràng. Các viên đá có màu sáng, sống động và độ tương phản cao sẽ tốt hơn.
Độ tinh khiết: Độ tinh khiết có thể rất khó xác định, nhưng nếu tạp chất không thể nhận thấy khi nhìn bằng mắt thường thì đó là viên đá có thể sử dụng được.
Trọng lượng: Đá quý màu được bán theo trọng lượng, không phải theo kích thước, và giá được tính trên mỗi carat. Một số đá quý nặng hơn những loại khác, vì vậy những loại đá khác nhau dù cùng kích cỡ nhưng lại có giá khác nhau. Ngoài ra, các loại đá quý hiếm có kích cỡ lớn thường rất đắt tiền, ví dụ như ruby, ngọc lục bảo, ngọc bích và tourmaline (đá nhiệt điện).
Mài cắt: Yếu tố mài cắt rất quan trọng trong việc xác định vẻ đẹp và giá trị của đá quý khi đặt trong món trang sức. Một mặt đá được cắt chuẩn có thể phản chiếu ánh sáng đầy đủ, tạo nên sự lấp rực rỡ. Có rất nhiều dạng cắt và bạn phải cân nhắc xem dạng nào phù hợp với phong cách trang sức mà bạn lựa chọn.

Việc xác định chất lượng của một viên đá quý cũng tương tự như cách kiểm tra kim cương với nguyên tắc 4C

2. Lên kế hoạch trước

Người mua thường tập trung quá nhiều vào cái họ thấy mà không quan tâm đến việc nó được làm ra như thế nào và sử dụng ra sao. Nên xem xét việc khả năng kết hợp trang sức với trang phục, hoặc khả năng phù hợp với mục đích sử dụng.

Ví dụ, bạn tặng ai đó một chiếc vòng cổ đá quý được trang trí công phu nhưng người nhận lại làm trong môi trường kinh doanh và ít khi có dịp sử dụng, vậy thì một vòng đeo tay tinh tế hoặc một chiếc nhẫn đơn giản sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.

Nên xem xét việc khả năng kết hợp trang sức với trang phục, hoặc khả năng phù hợp với mục đích sử dụng

3. Hãy đặt câu hỏi

Mặc dù có rất nhiều thông tin về trang sức đá quý trong sách và trên mạng Internet, bạn cũng nên hỏi cụ thể hơn từ người làm hoặc bán trang sức. Những gì bạn hỏi có thể tác động đến quyết định cuối cùng của bạn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *