Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa cách đeo nhẫn cưới
Vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nhẫn cưới được thiết kế bằng sắt vì đó là biểu trưng cho sự bền vững theo thời gian. Tuy nhiên, về sau nó đã được thay thế bằng
Riêng ở Việt Nam, ngón đeo nhẫn truyền thống vẫn luôn là ngón áp út và tuân theo quan niệm “nam tả, nữ hữu”, tức nam mang nhẫn tay trái và nữ mang nhẫn tay phải.
Để nhận biết một người đã được “buộc chân” hay chưa người ta chỉ cần nhìn vào ngón đeo nhẫn của người đó. Nói như vậy để thấy được vai trò và ý nghĩa to lớn của cặp nhẫn cưới đối với mỗi cặp vợ chồng.
Vậy với những cô dâu, chú rể tương lai ý nghĩa thực sự của cặp nhẫn cưới là gì và chúng cần được đeo ở ngón nào sẽ hợp lý nhất?
1. Nhẫn cưới luôn là một cặp
Nhẫn cưới luôn là một cặp.
Biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cữu và hạnh phúc tròn đầy từ những cặp nhẫn cưới đã có từ cách đây 4.800 năm vào thời Ai Cập cổ đại.
Một khi nhẫn cưới được mang vào tay thì sự ràng buộc, gắn kết giữa hai con người xa lạ trở nên bền chặt, không điểm dừng và luôn bất diệt. Đó cũng chính là sự mở đầu cho đời sống hôn nhân lâu dài bao gồm cả những ràng buộc về mặt pháp lý và xã hội.
Ngày nay, đối với nhiều người ý nghĩa của cặp nhẫn cưới vẫn còn nguyên vẹn nhưng nó không còn là sự ràng buộc tối thượng.
2. Nhẫn cưới không nhất thiết phải làm bằng vàng
Nhẫn cưới không nhất thiết phải làm bằng vàng
Vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nhẫn cưới được thiết kế bằng sắt vì đó là biểu trưng cho sự bền vững theo thời gian. Tuy nhiên, về sau nó đã được thay thế bằng nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc…
Thậm chí vào thời chiến, người ta có thể đính ước với nhau chỉ bằng một cặp nhẫn cỏ đơn sơ để nên duyên vợ chồng.
Ngày nay, người ta có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như platinum, kim cương…
3. Các quan niệm khác nhau về ý nghĩa tay đeo nhẫn và ngón đeo nhẫn
Mỗi một quốc gia, vùng miền khác nhau, quan niệm về việc đeo nhẫn đều có sự khác biệt nhất định.
Người châu Âu quan niệm rằng có một sự liên kết giữa ngón giữa bàn tay trái và trái tim.
Các quan niệm khác nhau về ý nghĩa cách đeo nhẫn cưới
Người châu Âu quan niệm rằng có một sự liên kết giữa ngón giữa bàn tay trái và trái tim. Họ tin có một mạch máu tình yêu giữa sự liên kết này và đó là lý do họ luôn mang nhẫn đính hôn ở ngón giữa của tay trái.
Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại lại cho rằng, có một tĩnh mạch ở ngón áp út liên kết với nhịp đập của con tim và họ gọi đó là vena amoris – tĩnh mạch tình yêu. Do đó, khi muốn cùng ai đi hết trọn cuộc đời, cần mang nhẫn vào ngón áp út của họ. Ngoài ra, vì ngón áp út được cho là ngón tay yếu ớt nhất nên việc mang nhẫn sẽ tạo thêm sức mạnh để vợ chồng vượt qua mọi thách thức vật chất và tinh thần trong cuộc sống.
Các quan niệm khác nhau về ý nghĩa cách đeo nhẫn cưới
Khác với quan niệm trên, người Trung Quốc lại cho rằng mỗi một ngón tay trên cơ thể người đều là biểu trưng cho sự gắn kết với một người thân. Cụ thể, ngón cái là bố mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là bản thân, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái. Khi hai lòng bàn tay chập vào nhau, ngón giữa gập lại, các ngón khác đều có thể dễ dàng tách rời nhau chỉ riêng ngón áp út là không thể. Từ sự sắp đặt của tạo hóa này, người ra ngẫm ra rằng trong cuộc đời mỗi người bố mẹ không thể đi cùng bạn đến hết đời, anh em có thể cách xa bạn khi đã lập gia đình và con cái cũng có con đường riêng khi trưởng thành. Sau cùng chỉ có mỗi người bạn đời là người ở lại với bạn đến cuối đời.
Các quan niệm khác nhau về ý nghĩa cách đeo nhẫn cưới
Sau cùng chỉ có mỗi người bạn đời là người ở lại với bạn đến cuối đời.
Ở những nước phương Tây khác, khi đi bộ trên đường, người đàn ông luôn phải đi bên ngoài như một biểu hiện của phép lịch sự tối thiểu đối với người phụ nữ. Và do đó, khi người đàn ông mang nhẫn cưới tay trái sẽ trùng khớp với việc cầm tay người bạn đời đeo nhẫn tay phải. Điều đó thể hiện sự gắn bó luôn luôn của cặp vợ chồng.
Riêng ở Việt Nam, ngón đeo nhẫn truyền thống vẫn luôn là ngón áp út và tuân theo quan niệm “nam tả, nữ hữu”, tức nam mang nhẫn tay trái và nữ mang nhẫn tay phải.
Các quan niệm khác nhau về ý nghĩa cách đeo nhẫn cưới
Ngày nay việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào và bàn tay nào đã không còn là một quy định chung. Mỗi người tùy theo sự thuận tiện của bản thân hoặc ngay cả vì sở thích cá nhân có thể đeo nhẫn cưới ở bất cứ ngón tay nào tùy thích. Tuy nhiên, dù có sự khác biệt này chăng nữa thì hầu hết truyền thống mang nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái đối với nữ vẫn luôn là một biểu tượng rõ nét nhất cho sự gắn kết vĩnh cữu trong hôn nhân mà rất nhiều người lựa chọn cho dẫu họ thuộc nền văn hóa nào.
Leave a Reply